Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô


Căn cứ vài Nghị định số 86 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư 63 của Bộ GTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, Sở GTVT TP.HCM đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chưa được cấp GPKD vận tải bằng xe ô tô hoặc đã được cấp GPKD vận tải bằng xe ô tô nhưng chưa có các loại hình kinh doanh sau đây thì liên hệ với Sở GTVT để được cấp GPKD vận tải bằng xe ô tô.
Cụ thể, trước ngày 1/7/2015 đối với xe đầu kéo rơmoóc, sơmi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ). Trước ngày 1/1/2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên. Trước ngày 1/7/2016, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn. Trước ngày 1/1/2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết từ 3,5 tấn - dưới 7 tấn. Trước ngày 1/7/2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

Các đơn vị vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp GPKD vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:

Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của chính phủ về dnah mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2015, khi sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên để thực hiện hợp đồng vận chuyển thì trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp GPKD vận tải các thông tin: hành trình, thời gian thực hiện hợp đồng và số lượng hành khách bằng văn bản hoặc qua thư điện tử của Sở GTVT: pvtdb.sgtvt@tphcm.gov.vn và thanhtra.gtvt@tphcm.gov.vn.

Còn xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho khách từ ngày 1/7/2016.

Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái) và buộc phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị để vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đến, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại và hành khách không phải trả them bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định theo quy định. Các xe ô tô này được Sở GTVT trên địa bàn hoạt động cấp phù hiệu “xe trung chuyển” và không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp.

Đối với xe ô tô có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình từ nơi ở đến nơi làm việc từ ngày 1/1/2016,  phải có phù hiệu “Xe nội bộ” do Sở GTVT cấp. Các xe này không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách.

Đỗ Loan
Nguồn: Sở GTVT TP.HCM
http://www. baogiaothong .vn/quy-dinh-moi-ve-kinh-doanh-van-tai-bang-xe-o-to-d102954.html

ST:
CÔNG TY TNHH TTAS
Địa chỉ: Tầng trệt NP Tower, 232/17 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3932.1010 – Fax: (08) 3932.0009
Ms. Viên 0949.882.698
Mr. Thăng 0918.120.555

Website: http://www.thietbidinhvigiare.com

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Lên đầu trang