Hộp đen ô tô -  Lỗ hổng lớn trong công tác quản

Hộp đen ô tô - Lỗ hổng lớn trong công tác quản


Thực trạng trong quản lý hộp đen ô tô hiện nay


Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 3 năm áp dụng quy định gắn hộp đen ô tô hay còn gọi là thiết bị giám sát hành trình cho xe kinh doanh vận tải, chúng ta đã và đang bước những bước đi cuối cùng trong lộ trình thay đổi tư duy quản lý.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và hiệu quả lớn lao đạt được, trong quá trình thực thi quy định cũng tồn tại nhiều điểm bất cập cần phải khắc phục, thay đổi nhanh chóng.

Hiện nay, tất cả thiết bị hộp đen(GPS) của các phương tiện kinh doanh vận tải phải truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Thế nhưng, trách nhiệm hậu kiểm, xử lý vi phạm không truyền dữ liệu lại thuộc các sở GTVT địa phương, dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý hộp đen.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ  Việt Nam cho thấy, tỷ lệ phương tiện truyền dữ liệu GPS về ngày một giảm dần. Cụ thể, hiện toàn quốc có khoảng 584.000 phương tiện vận tải tham gia kinh doanh, bao gồm cả xe khách, xe tải, container, taxi... Nhưng gần đây chỉ có khoảng 410.000 xe (tương đương 70%) truyền dữ liệu GPS về Tổng cục, khoảng 175.000 xe (30%) còn lại không truyền dữ liệu. Đáng ngại hơn, trong số 175.000 xe đó, Tổng cục cũng không thể nắm rõ có bao nhiêu xe thiết bị GPS gặp sự cố và bao nhiêu xe cố tình ngắt đường truyền.

Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Trần Quang Bình thừa nhận, rất khó để biết nguyên nhân thực tế các xe không truyền dữ liệu GPS. Có thể do xe hoặc thiết bị hỏng hóc, cũng có thể do xe nghỉ, hoặc chủ xe cố tình tắt thiết bị. “Hiện không có quy định nào về việc xe dừng hoạt động thì chủ xe phải thông báo cho cơ quan quản lý biết. Chỉ khi lực lượng chức năng của địa phương xuống tận nơi kiểm tra mới biết lý do vì sao, chứ Tổng cục Đường bộ không đủ người, đủ lực để làm việc này” - ông Bình chia sẻ.

Bất cập khi khi áp dụng quy định lắp đặt hộp đen ô tô

Số lượng 584.000 phương tiện thuộc diện phải truyền dữ liệu GPS về Tổng cục như hiện nay là quá lớn, Tổng cục Đường bộ không thể có đủ nhân lực để giám sát và sử lý kịp thời.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên kiến nghị: “Chúng tôi cho rằng, GPS là công cụ quản trị của DN và cơ quan quản lý phải là sở GTVT. Việc Tổng cục Đường bộ quản lý hàng triệu phương tiện trong cả nước không có tác dụng nhắc nhở, giám sát, răn đe; hạn chế tác dụng của GPS. Thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, tăng thêm định biên biên chế cơ quan nhà nước”.

Theo cách thức giám sát, xử lý hiện nay, Tổng cục Đường bộ tập hợp số liệu phương tiện không truyền dữ liệu từ các địa phương, căn cứ vào đó gửi văn bản yêu cầu các sở GTVT phải kiểm tra, xử lý, các sở lại có báo cáo bằng văn bản ngược về Tổng cục. Cách xử lý rườm rà này mất rất nhiều thời gian, làm giảm rõ rệt hiệu quả quản lý nhà nước đối với quy định truyền dữ liệu GPS. “Hơn nữa, chất lượng thiết bị GPS không ổn định, sóng yếu làm kết quả truyền về Tổng cục Đường bộ không chính xác. Những trường hợp này chỉ có cơ quan quản lý trực tiếp là sở GTVT mới nắm được. Việc Tổng cục Đường bộ thông báo không chính xác làm các DN phải đi giải trình mất rất nhiều thời gian” - ông Liên phân tích.

Sau hơn 3 năm thực hiện, những bất cập trong phân cấp quản lý ngày càng lộ rõ. Vì vậy, Bộ GTVT cần xem lại việc phân cấp, quy định đúng người, đúng việc trong quản lý thiết bị GPS nhằm phát huy tối đa hiệu quả của giải pháp này.

Giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý dữ liệu từ hộp đen ô tô

Qua quá trình thực hiện quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe kinh doanh vận tải, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hộp đen ô tô mang lại. Nhờ có hộp đen ô tô mà việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, các thông tin được minh bạch, ý thức tham gia giao thông của tài xế được cải thiện. Qua đó nâng cao được chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn trong quá trình quản lý, Chính Phủ cùng các cơ quan có thẩm quyền nên quy định thêm một số vấn đề như:

  • Thứ nhất: Nếu phương tiện ngừng hoạt động thì trong thời gian sớm nhất từ 5 – 10 ngày chủ phương tiện phải làm văn bản thông báo cho cơ quan quản lý biết. Tránh trường hợp ngắt thiết bị mà không rõ nguyên nhân. 
  • Thứ hai: Nên giao cho sở GTVT tại các địa phương quản lý dữ liệu đường truyền và xử lý vi phạm các doanh nghiệp vận tải trong địa phương mình quản lý. Điều này sẽ giảm tải công việc cho Tổng cục Đường bộ, ngoài ra còn quản lý triệt để nguồn dữ liệu truyền về.
  • Thứ ba: Để đảm bảo cho việc quản lý chính xác nhất, các doanh nghiệp nên sắp xếp nhân viên giám sát hành trình trực tuyến 24/24 để can thiệp kịp thời khi có sự cố, sai phạm phát sinh.
← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Instagram Lên đầu trang